áo trắng
Chương trình Bác Sĩ Vui Vẻ
Trang chủ PHONG CÁCH Nữ giới học ngành logistics ngày càng tăng

Nữ giới học ngành logistics ngày càng tăng

Số người học vào các ngành logistics trong những năm gần đây tăng cao. Trong đó, tỉ lệ người học là nữ giới chiếm khoảng trên 55%

Vừa qua, Hội giáo dục nghề nghiệp TP HCM đã chủ trì phối hợp với Trường CĐ Kinh tế TP HCM tổ chức phiên họp xin ý kiến dự thảo: “Báo cáo đề xuất tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics”.

Nữ giới học ngành logistics ngày càng tăng

Tham dự phiên họp có đại diện Sở LĐ-TB-XH TP HCM, đại diện một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, giảng viên, giáo viên học các ngành về logistics.

Tại phiên họp, đã có nhiều ý kiến góp ý tâm huyết cho dự thảo báo cáo để khuyến nghị với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật trong lĩnh vực logistics nói riêng và trong giáo dục nghề nghiệp nói chung.

Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP HCM, thành viên nhóm nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics do Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia thuộc Chương trình Aus4Skills ở Việt Nam điều phối, cho biết số người học vào các ngành logistics trong những năm gần đây tăng cao. Trong đó, tỉ lệ người học là nữ chiếm khoảng trên 55%; người học từ khu vực vùng nông thôn, miền núi chiếm tỉ lệ ngày một tăng.

 

Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP HCM thông tin tại phiên họp

         Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP HCM thông tin tại phiên họp

Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu về GEDSI (hiện đang công tác tại Cục Quản lý và chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo), cho rằng một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự gia tăng người học ở trên là vấn đề GEDSI được đề cập trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và các văn bản có liên quan, đặc biệt được thể hiện rõ trong Luật Giáo dục nghề nghiệp.

“Hiện nay, có nhiều chương trình giáo dục nghề nghiệp được thiết kế mở, gắn với yêu cầu của doanh nghiệp, có lồng ghép các yếu tố bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội và được triển khai linh hoạt, cơ sở vật chất và môi trường học tập được cải thiện phù hợp với nhu cầu và khả năng từng nhóm đối tượng” – ông Sơn cho biết thêm.

Ông Hoàng Thái Sơn nêu rõ lý do cần hỗ trợ phụ nữ, người khuyết tật tham gia trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics

Ông Hoàng Thái Sơn nêu rõ lý do cần hỗ trợ phụ nữ, người khuyết tật tham gia trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics

Apax Leaders thông báo tạm ngừng hoàn học phí cho phụ huynh

Bên cạnh đó, quan niệm và nhận thức của xã hội, công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp đã và đang làm thay đổi về sự công nhận vai trò, khả năng và sự đóng góp của phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi yếu thế trong sự đa dạng ngành, nghề và vị trí việc làm trong lĩnh vực logistics. Từ đó giúp các đối tượng này có nhiều môi trường học tập phù hợp, nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững hơn trong lĩnh vực logistics

Nhóm nghiên cứu GEDSI đưa ra khuyến nghị để tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics:

Hoàn thiện quy định pháp luật: Rà soát, hoàn thiện quy định về bình đẳng giới, người khuyết tật, người yếu thế trong giáo dục nghề nghiệp; ban hành Thông tư hướng dẫn giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật.

Đưa nội dung bình đẳng giới vào chương trình đào tạo: lồng ghép nội dung bình đẳng giới, đào tạo nghề cho người khuyết tật vào chương trình giáo dục nghề nghiệp; phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030.

TP HCM: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

TP HCM: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Nâng cao nhận thức và hỗ trợ thông tin: tăng cường truyền thông, tư vấn nghề nghiệp, bồi dưỡng đào tạo nhân lực; hỗ trợ phụ nữ, người khuyết tật tiếp cận thông tin về ngành nghề đào tạo và vị trí việc làm trong lĩnh vực logistics.

Phát triển chương trình đào tạo linh hoạt: xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt về thời gian, địa điểm, tiến độ phù hợp với từng nhóm đối tượng; chú trọng đối tượng người học nữ và người khuyết tật học hòa nhập.

Cải thiện cơ sở vật chất và điều kiện làm việc: đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất dễ tiếp cận cho người khuyết tật; cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe, chế độ làm việc linh hoạt cho lao động nữ, người khuyết tật.

Hợp tác quốc tế: tăng cường hợp tác với doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước; chia sẻ kiến thức, cải thiện chất lượng đào tạo, mở rộng cơ hội cho phụ nữ, người khuyết tật.

Nguồn: Theo Báo Người Lao Động
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BRIGHT STAR
Điện thoại/Fax: 028.62966189
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đoàn Lê Khang
Địa chỉ: 4/6b Văn Chung, Phường 13, Q.Tân Bình, TP.HCM
LIÊN HỆ
Hotline: 0908 942 789
Email: brightstar24h@gmail.com