áo trắng
Chương trình Bác Sĩ Vui Vẻ
Trang chủ TUỔI TRẺ Gần 400 nhà quản lý giáo dục “học” xử lý khủng hoảng truyền thông

Gần 400 nhà quản lý giáo dục “học” xử lý khủng hoảng truyền thông

Báo chí rất quan tâm đến những điều tốt đẹp trong môi trường giáo dục, như tấm gương thầy, cô giáo, những sáng tạo trong phương pháp dạy học, mô hình giáo dục độc đáo…

Gần 400 nhà giáo là hiệu trưởng, hiệu phó các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn TP HCM đã tham dự chuyên đề “Xử lý thông tin báo chí và khủng hoảng truyền thông” do Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức tổ chức, chiều 14-3.

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức, cho biết, trong bối cảnh thời đại 4.0 như hiện nay, công tác truyền thông nói chung, việc xử lý khủng hoảng truyền thông nói riêng là rất quan trọng. Nhất là giai đoạn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình – sách giáo khoa. Nếu thực hiện công tác truyền thông tốt, phụ huynh sẽ hiểu hơn và sẵn sàng đồng hành cùng nhà trường trong các hoạt động giáo dục.

TP HCM: Phụ huynh mong muốn giữ ổn định tuyển sinh vào trường chuyên Trần Đại Nghĩa

Gần 400 nhà quản lý giáo dục

Các nhà quản lý giáo dục đặt câu hỏi tại chương trình

Tuy vậy, thời gian vừa qua, tôi nhận thấy một số trường ở TP Thủ Đức chưa làm tốt công tác này. Một số cán bộ quản lý giáo dục ngại tiếp xúc với báo chí dẫn đến nhiều chuyện không hay. Xuất phát từ thực tế đó, Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức tổ chức tập huấn cho lãnh đạo các nhà trường. Mục tiêu của buổi tập huấn là để các thầy cô có kỹ năng, tự tin hơn khi gặp gỡ, trao đổi với báo chí cũng như xử lý khủng hoảng truyền thông (nếu có) đúng cách hơn.

Gần 400 nhà quản lý giáo dục

Theo TS Huỳnh Văn Thông, trong vòng xoáy truyền thông hiện nay rất cần sự chuyên nghiệp trong xử lý thông tin

Tại chương trình, TS Huỳnh Văn Thông, nguyên Trưởng khoa Báo chí – Truyền thông Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM), thông tin rằng bản thân của hoạt động truyền thông là trao đổi thông tin, để các bên hiểu nhau. Chính vì vậy, trong vòng xoáy truyền thông hiện nay rất cần sự chuyên nghiệp trong xử lý thông tin. Việc không dũng cảm đối diện với truyền thông, không chuyên nghiệp trong cách tương tác, trao đổi thông tin cũng là một trong những nguyên nhân mở đầu cho những sự không chuyên nghiệp tiếp theo. Đó là các trường hợp như suy luận thiếu căn cứ trên báo chí, trên mạng xã hội…

Gần 400 nhà quản lý giáo dục

Nhà báo Hoàng Hương (Báo Tuổi Trẻ) chia sẻ tại chương trình

Theo TS Huỳnh Văn Thông, trong bối cảnh rối loạn thông tin, công chúng một ngày nhận rất nhiều thông tin từ báo chí, mạng xã hội, truyền miệng…tuy nhiên việc tiếp nhận thông tin lại tùy thuộc vào trình độ, bối cảnh của từng cá nhân, vì vậy việc cân bằng thông tin, tương tác thẳng thắn mới giải quyết được vấn đề…

Gần 400 nhà quản lý giáo dục

Nhiều nhà giáo chia sẻ tại chương trình

Nhiều nhà quản lý giáo dục tại chương trình cũng thẳng thắn bày tỏ về tâm trạng e ngại báo chí, thậm chí khi trường học có những mô hình học tập hay, sáng tạo, thầy cô giáo có  phương pháp giáo dục đổi mới, hiệu quả nhưng cũng rất ngại truyền thông nên không muốn chia sẻ.

Về vấn đề này, nhà báo Hoàng Hương, Báo Tuổi Trẻ, cho biết thực tế hiện nay có những nhà trường “ngại” xây dựng hình ảnh, vì cho rằng là đơn vị sự nghiệp công lập, trường có gì thì dạy đó, học sinh theo đúng tuyến thì vào học, không lo tuyển sinh…không cần xây dựng hình ảnh…

Là nhà báo theo dõi lĩnh vực giáo dục hơn 20 năm, cô Hoàng Hương cho rằng đó là quan điểm không phù hợp. Những trường học xây dựng hình ảnh tốt thì càng được phụ huynh quan tâm ủng hộ, nhất là trong bối cảnh ngành GD-ĐT đang đổi mới toàn diện, cần sự chung tay, đồng lòng của phụ huynh. Công tác xã hội hóa, tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh cũng có hiệu quả hơn.

Đà Nẵng: Con gái cựu binh Gạc Ma nhận học bổng toàn phần

Nhiều ý kiến của các nhà báo tại chương trình cũng cho biết, báo chí không phải chỉ nêu những thông tin tiêu cực, xấu xí. Báo chí cũng rất quan tâm đến những điều tốt đẹp trong môi trường giáo dục, như tấm gương thầy, cô giáo, những sáng tạo trong phương pháp dạy học, mô hình giáo dục độc đáo…những điều này cũng rất cần được lan tỏa. Muốn vậy, rất cần sự gắn kết, chia sẻ giữa các nhà trường và cơ quan báo chí.

Nguồn: Theo Báo Người Lao Động

Cốc Cốc
Tiểu thuyết
qc