Sở dĩ các em học sinh lớp 8 cần một gia sư lớp 8 kèm riêng là vì khối lượng kiến thức tăng lên đáng kể, bài tập nhiều khiến các em dễ đuối và chán nản, là năm bản lề năm lớp 9 cuối cấp thi lên bậc THPT, nhiều công thức định lý buộc phải nhớ và áp dụng đúng trong các môn như Toán Học, Vật Lý hay Hoá Học. Một trong những nội dung quan trọng đó là lực ma sát. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây.
Nội dung trong phần lực ma sát của môn Vật Lý lớp 8:
-
Lực ma sát trượt:
Lực ma sát trượt sinh ra khi khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sông và kĩ thuật.
- Lực ma sát trượt trong đời sống:
+ Khi phanh xe đạp, lực ma sát giữa hai má phanh với vành xe là lực ma sát trượt.
+ Khi lăn một thùng phuy trên mặt sàn. lực ma sát giữa vỏ thùng phuy với mặt sàn là lực ma sát lăn.
- Lực ma sát trượt trong kĩ thuật:
+ Lực ma sát giữa các chi tiết máy trượt trên nhau là lực ma sát trượt.
+ Lực ma sát giữa các viên bi trong ổ bi với thành đờ của ổ bi là lực ma sát lăn.
-
Lực ma sát lăn:
Lực ma sát lăn sinh ra khi khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
-
Lực ma sát nghỉ:
Lực ma sát nghỉ giữ cho một vật không bị trượt. Khi vật bị tác dụng của lực khác. Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích. Để đo lực ma sát người ta dùng lực kế.
Ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống và trong kĩ thuật.
- Lực ma sát nghỉ trong đời sống: Những chiếc xe đang đậu trong bến nhờ có lực ma sát nghỉ mà nó đứng yên.
- Lực ma sát nghỉ trong kĩ thuật: Trong sản xuất, trên các băng chuyền trong các nhà máy, các sản phẩm như xi măng, các bao đường… có thể chuyển động cùng với băng chuyền mà không bị trượt, đó là nhờ có lực ma sát nghỉ.
Xem thêm >> Nữ sinh lớp 9 được vinh danh Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu
Một số tác hại của lực ma sát và cách khắc phục:
- Lực ma sát làm mòn đĩa, líp và xích xe đạp. Khắc phục: thường xuyên tra dầu mỡ vào xích xe đạp.
- Lực ma sát làm mòn trục xe và cản trở chuyển động quay của bánh xe. Khắc phục: dùng ổ bi ở trục quay thay cho ổ trượt.
- Lực ma sát làm cho việc đẩy hòm trượt trên sàn khó khăn. Khắc phục: dùng con lăn (chuyển từ ma sát trượt thành ma sát lăn).
- Khi phanh gấp, nếu không có ma sát thì xe không thể dừng lại được. Khắc phục: chế tạo lốp xe có độ bám cao.
Các hiện tượng ma sát trong thực tế và tác dụng của nó:
a) Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì lực ma sát giữa sàn nhà với chân người rất nhỏ. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích.
b) Ồ tô đi vào bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát tác dụng lên lốp ô tô quá nhỏ. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích.
c) Giầy đi mãi đế bị mòn là do ma sát giữa mặt đường và đế giày. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có hại.
d) Khía rãnh ở mặt lốp ô tô vận tải phải có độ sâu trên 1,6 cm nhằm mục đích tăng ma sát giữa mặt đường và lốp ô tô. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có lợi (để xe chuyển động và để hãm xe lại
e) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị làm tăng ma sát giữa dây cung và dây đàn nhị vậy khi kéo nhị sẽ kêu to. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có lợi.