áo trắng
Chương trình Bác Sĩ Vui Vẻ
Trang chủ Lớp 9 Tự tin đạt điểm cao môn Hoá lớp 9 khi nắm vững phương pháp này

Tự tin đạt điểm cao môn Hoá lớp 9 khi nắm vững phương pháp này

Lớp 9 là năm thứ 2 các em được làm quen với môn Hóa học. Chắc chắn kiến thức sẽ được nâng cao hơn và độ khó cũng tăng dần. Tuy nhiên không phải là không có cách để giúp các em học tốt hơn và đạt điểm tuyệt đối. Chúng tôi xin chia sẻ bí quyết giúp các em tự tin thi hóa đạt điểm cao và cảm thấy yêu thích môn Hóa hơn.

1. Nắm vững kiến thức cơ bản

Mỗi bài kiểm tra chắc chắn thầy cô sẽ giới hạn bài ôn. Ví dụ các em kiểm tra chương hợp chất vô cơ thì tất nhiên các em cần phải nắm rõ nội dung được bao hàm bên trong của chương đó. Hóa học lớp 9 bao gồm 5 chương

  • Hợp chất vô cơ
  • Kim loại
  • Phi kim
  • Nhiên liệu
  • Dẫn xuất của hidrocacbon polime

Chuyên đề: Hợp chất vô cơ

Phần lớn Hóa học lớp 8 và lớp 9 các em phải học hầu hết các hợp chất có liên quan đến Hóa học mà sau này được sử dụng trong chương trình THPT và ôn thi Đại Học. Những hợp chất vô cơ quan trọng các em cần nắm vững đó là:  Oxit –  Axit –  Bazơ –  Muối. Các em cần phải nắm được cách đọc tên từng loại và tính chất hóa học cơ bản của chúng thì mới có thể áp dụng làm bài tập được.

–  Với Oxit thì có 2 loại: Oxit axit và Oxit bazơ. Nhìn chung thì Oxit có tính chất hóa học như: Tác dụng với nước, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch bazơ, oxit bazơ tác dụng với oxit axit.

–  Với Axit thì có 2 loại: Axit có Oxi và Axit không có Oxi. Những tính chất hóa học mà các em cần nắm được như: Dung dịch axit làm thay đổi màu quỳ tím, axit phản ứng với bazơ, axit phản ứng với oxit bazơ, axit phản ứng với kim loại, axit phản ứng với muối.

–  Với Bazơ thì có 2 loại: Bazơ tan và Bazơ không tan. Tính chất hóa học cơ bản của bazơ là tác dụng với axit, tác dụng với oxit axit, tác dụng với một số muối để tạo thành bazơ mới và muối mới với điều kiện phải kết tủa.

–  Với Muối thì có 2 loại chính: Muối axit và muối trung hòa. Tính chất hóa học của Muối đó là tác dụng với kim loại, tác dụng với axit, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối để tạo thành muối kết tủa.

Chuyên đề: Kim Loại

Những tính chất hóa học cơ bản: Tác dụng với phi kim như tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxit – hoặc tác dụng với phi kim khác để tạo thành muối, tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng hidro, tác dụng với dung dịch muối thì những kim loại hoạt động mạnh hơn (Trừ Ba, K, Na…) tác dụng với muối của kim loại yếu hơn sẽ tạo thành muối và kim loại mới.

Chuyên đề: Phi Kim

Các em cần nắm được cả tính chất vật lý và tính chất hóa học của phi kim.

–  Tính chất vật lý: Ở điều kiện thường thì phi kim tồn tại ở 3 trạng thái như: Rắn (P,S…), Khí (O2, N2…), Lỏng (Br2). Phi kim thường dẫn điện cũng như dẫn nhiệt thấp, nhiệt độ nóng chảy không cao.

–  Tính chất hóa học: Tác dụng với kim loại, tác dụng với hidro, tác dụng với oxi. Ngoài ra các em còn phải nắm được mức độ hoạt động hóa học của các phi kim.

Vậy để đạt điểm cao với bộ môn Hóa học lớp 9. Với phần kiến thức của mỗi chương các em tự lập sơ đồ học lý thuyết và áp dụng vào làm bài tập thật nhiều thì chuyện đi thi đạt điểm cao sẽ không còn là khó khăn đối với các em nữa. Những bước các em cần phải làm ngay từ ngày hôm nay.

Xem thêm >> “Dư vị miền xưa” của người thầy giáo miền Tây

2. Đặt mục tiêu rõ ràng trọng tâm và lập kế hoạch ôn tập

Trước khi bước vào kì thi các em nên xác định mục tiêu mình cần đạt được là gì? Nếu các em muốn đạt điểm tối đa thì các em cần phải lập kế hoạch ôn tập kĩ càng và bài bản. Chắc chắn hiệu quả sẽ rất cao đó.

3. Tự tin nhưng không được chủ quan

Khi các em đã ôn luyện và sẵn sàng để làm bài kiểm tra, các em sẽ cảm thấy thoải mái vì mình đã trang bị đầy đủ kiến thức rồi. Tuy nhiên không nên quá chủ quan bởi một vài sai xót nhỏ hoặc ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác có thể khiến chất lượng bài kiểm tra của các em không được như ý.

4. Phân bố thời gian hợp lý và vận dụng phương pháp làm hiệu quả

Nếu bài thi sắp xếp theo cấu trúc từ dễ tới khó thì các em nên tập trung đi từ câu dễ ghi điểm nhất, các câu khó các em sẽ dành thời gian nhiều hơn để tìm kết quả. Như vậy các em sẽ không bị mất điểm và có sự tập trung cho câu hóc búa. Với những bài trắc nghiệm hóa, các em hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi để hiểu được từ khóa chính, mà tránh lạc đề. Còn với các bài tự luận các em nên biết cách vận dụng lý thuyết, công thức để làm bài chính xác.

5. Chuẩn bị kĩ máy tính, bút, giấy nháp đầy đủ

Các dụng cụ này rất là quan trọng khi đi thi đặc biệt là máy tính. Nếu các em không mang máy tính thì với các bài tính toán các em chỉ có thể ngồi nhẩm bằng miệng, rất mất thời gian mà có thể dẫn đến kết quả sai. Việc các em sửa đi sửa lại trong bài sẽ gây bẩn và dẫn đến mất điểm trình bày một cách đáng tiếc. Vậy các em nên dùng giấy nháp để tính thử trước kết quả một cách cẩn thận nhé.

Nguồn: giasusupham.com.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BRIGHT STAR
Điện thoại/Fax: 028.62966189
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đoàn Lê Khang
Địa chỉ: 4/6b Văn Chung, Phường 13, Q.Tân Bình, TP.HCM
LIÊN HỆ
Hotline: 0908 942 789
Email: brightstar24h@gmail.com