Nàng tiểu thư nhà giàu, từng du học nước ngoài trở nước cô nàng bắt đầu niềm đam mê thiện nguyện của mình, bất chấp áp lực vì bị vô cớ công kích, quấy phá. Cô gái có niềm đam mê thiện nguyện, vui khi nhìn thấy người khác được hạnh phúc, nhìn thấy mọi người được đối xử tử tế và bình đẳng kể chuyện gặp nhiều áp lực vì bị công kích, quấy phá trong suốt 5 năm giúp đời, giúp người.
Nàng tiểu thư vui khi nhìn thấy người khác được hạnh phúc
Nhân vật trong câu chuyện mà aotrang.vn giới thiệu đến mọi người chính là chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương, hiện đang kinh doanh khách sạn ở TP.HCM.
Sau nhiều năm du học tại Úc, Nguyễn Đỗ Trúc Phương về nước quản lý kinh doanh khách sạn của gia đình rồi bỗng thành người nổi tiếng trên mạng xã hội từ “sức mạnh” của các bài đăng kêu gọi quyên góp. Nhưng ít ai biết cô nàng cũng trải qua không ít áp lực khi bị nhiều người quấy phá, gây xáo trộn cuộc sống.
Cô nàng cho hay, máy ảnh dùng để lưu giữ những khoảnh khắc trong hành trình thiện nguyện của mình. Tuy nhiên, không ít lần cô bị “phán xét” khi chia sẻ những hình ảnh lên mạng xã hội. Nhiều người tỏ thái độ “tiêu cực” với công việc thiện nguyện của Trúc Phương. Có người muốn cô sao kê các khoản tiền dù cô luôn minh bạch. Hay khi không làm khó cô nàng được trong việc sao kê thì lại chuyển sang quấy phá, công kích gia đình khiến cho Trúc Phương cảm thấy mệt mỏi, từng dừng lại đam mê thiện nguyện một thời gian.
Từ ngăn cản ban đầu vì mong muốn con gái tập trung vào sự nghiệp trước, đến nay cha mẹ Trúc Phương dần trở thành mạnh thường quân quen thuộc của cô nàng. Thậm chí, ngay khi con gái quyết định dừng lại đam mê thiện nguyện vì áp lực, vì bị công kích,… thì chính mẹ là người ủng hộ và truyền động lực để Trúc Phương tiếp tục.
XEM THÊM>>Nên chọn ngành mình đam mê hay làm theo cha mẹ?
Nàng tiểu thư làm thiện nguyện vì đam mê
Nguyễn Đỗ Trúc Phương làm thiện nguyện vì đam mê. “Vì mình yêu thích nhìn thấy người khác được hạnh phúc, nhìn thấy mọi người được đối xử tử tế, bình đẳng với nhau. Nhưng mình nhận lại được không phải là sự tử tế nên tạm dừng cho đến khi mẹ động viên. Và vì quá yêu thiện nguyện mình mình lại tiếp tục”, cô nàng nói.
Lắng nghe chia sẻ của Nguyễn Đỗ Trúc Phương, Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng, với nhiều người thì khi họ ghét thì dù làm gì vẫn có thể khiến đối phương ghét. Vì vậy, việc dừng làm những điều vốn dĩ mình thích không thật sự cần thiết, nhất là khi việc mình làm không ảnh hưởng tới ai, và những người tấn công đó vốn vô cớ. Nữ tiến sĩ đặt câu hỏi liệu rằng có cần phải giải quyết vấn đề khi vốn dĩ mình không tạo ra nó?
Dẫu thường xuyên bị công kích vô cớ nhưng Trúc Phương vẫn hết mình trong công tác thiện nguyện. Cách làm của cô nàng cũng khác biệt khi thấy hoàn cảnh nào cần giúp đỡ là Trúc Phương tìm hiểu kỹ càng, sau đó kêu gọi quyên góp ở một hạn mức nhất định. Ngay khi nhận đủ tiền quyên góp, cô nàng sẽ lập tức đến tận nơi, hỏi xem họ đang cần những gì, điều kiện sống ra sao, đưa họ đi mua đồ dùng mà họ cần,… rồi mới trao tiền để họ trang trải.
“Từ những ngày đầu tiên, em đã đặt tiêu chí ‘đủ’, nghĩa là chỉ giúp đủ, cho đủ và quyên góp vừa đủ. Em không bao giờ để số tài khoản trên cá nhân và chỉ đến khi cần quyên góp mới kêu gọi. Em muốn giúp cho ‘cần câu’ chứ không cho con cá,… Ví dụ, người ta muốn chạy xe ôm thì mua xe cho và một sổ tiết kiệm để có một khoản dư cố định, có xe để làm việc kiếm tiền chứ không bao giờ cho 1 khoản tiền lớn để họ tiêu xài”, Trúc Phương nêu quan điểm.
Khi được Tô Nhi A hỏi về lý do không mở quỹ thiện nguyện lớn hơn, Trúc Phương cho biết, bản thân luôn muốn tự làm mọi việc. Cô nàng tự sắp xếp công việc với tình yêu thiện nguyện, tự làm từ khâu nhận tiền đến chi tiền vì muốn luôn minh bạch với các mạnh thường quân và mọi người. Chính điều này cũng làm cho Trúc Phương thường xuyên thấy căn thẳng vì “sức mình chỉ đến đó thôi”.