Bác sĩ trả lời:
Nhiều người cho rằng bản thân ăn ít, thậm chí chỉ uống nước vẫn béo. Ngược lại, một số người ăn nhiều vẫn không thể tăng cân. Sự khác nhau nằm ở nhiều yếu tố như di truyền, cơ địa, lối sống và chế độ ăn uống.
Thực tế, tốc độ trao đổi chất cơ bản là mức độ calo mà cơ thể bạn tiêu thụ để duy trì các chức năng cơ bản như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa. Nếu tốc độ trao đổi chất cơ bản nhanh hơn, bạn sẽ đốt cháy calo nhiều hơn và dễ giảm cân hơn. Ngược lại, nếu tốc độ trao đổi chất chậm, bạn sẽ đốt cháy calo ít hơn và dễ tăng cân.
Mức độ hoạt động thể chất của mỗi người cũng khác nhau. Nếu một người không tập thể dục hoặc ít vận động, cơ thể sẽ không tiêu thụ năng lượng như một người tập thể dục thường xuyên. Do đó, người này cần ít calo hơn để duy trì cân nặng.
XEM THÊM>>Bác sĩ vui vẻ và chuyện… “hói đầu”
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ. Khi bạn ăn nhiều nhưng thành phần dinh dưỡng không cân đối, ví dụ nhiều thức ăn có chứa chất béo và đường, trong khi đó lại thiếu một số chất thiết yếu cho nhu cầu cơ thể, bạn sẽ vẫn luôn cảm thấy đói và thèm ăn. Khi đó, những chất bạn ăn vào lại không cần thiết nên đã chuyển thành mỡ dự trữ, những chất cơ thể cần lại không được cung cấp, về lâu dài gây tăng cân.
Vì vậy, nếu cảm thấy ăn ít nhưng vẫn béo, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu về cơ địa, từ đó đưa ra chế độ ăn uống và lối sống phù hợp . Lưu ý, cơ thể tăng cân khi năng lượng từ thức ăn đưa vào cao hơn năng lượng tiêu thụ, nên nếu ăn ít mà vẫn béo có nghĩa là bạn vẫn ăn quá dư thừa so với mức năng lượng cơ thể cần.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn
Phó Viện trưởng Viện phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân quân đội 108