Cùng với sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp, khối lượng công việc theo đó cũng ngày càng lớn. Lúc này, việc phân chia phòng ban/bộ phận thành các nhóm nhỏ là yêu cầu tất yếu. Team Leader sẽ là người đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo team hoạt động đúng định hướng và đạt được mục tiêu đề ra. Vậy team leader là gì? Mô tả chi tiết công việc team leader gồm những gì? Đâu là tố chất, kỹ năng của một Leader Team “chính hiệu”?
Team leader là gì?
Để hiểu được định nghĩa Team Leader, trước tiên ta hãy cùng tìm hiểu: Team là gì? và Leader là gì?
● Team (được hiểu là nhóm): là một đội nhóm gồm từ 2 thành viên trở lên cùng phối hợp làm việc theo kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Mỗi thành viên sẽ nắm giữ vai trò, nhiệm vụ khác nhau, cùng hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc.
● Leader là thuật ngữ dùng để chỉ những người quản lý, nhà lãnh đạo – người định hướng và dẫn dắt hoạt động của một đội nhóm, tập thể, tổ chức,…
Như vậy, có thể hiểu Team Leader là người lãnh đạo, quản lý trực tiếp một đội nhóm cụ thể. Đây được xem là vị trí quan trọng giúp cả team có thể hoạt động một cách hiệu quả. Leader Team sẽ có nhiệm vụ đặt ra mục tiêu, kế hoạch, chỉ đạo triển khai, giám sát và đánh giá hiệu suất công việc. Bên cạnh đó, teamlead còn cần gắn kết các thành viên thành một tập thể thống nhất, làm việc hiệu quả vì mục tiêu chung.
Team leader đóng vai trò như thế nào?
Leader Team đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tổ chức, góp phần vào sự thành công của đội nhóm hay bất kỳ dự án nào. Cụ thể:
● Team Leader là người truyền đạt thông tin đến các thành viên trong team: mục tiêu, kế hoạch, chỉ đạo thực hiện.
● Khích lệ, động viên các thành viên trong team làm việc bằng cách đánh giá, khen thưởng hoặc tạo điều kiện để khơi dậy tiềm năng, năng lực làm việc của mỗi cá nhân.
● Không chỉ đứng ở vai trò người giám sát, teamlead còn là người hướng dẫn các thành viên. Đồng hành cùng team để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
● Teamlead sẽ cần tạo dựng niềm tin, cho các thành viên thấy được năng lực, khả năng lãnh đạo cũng như hỗ trợ team trong quá trình làm việc.
● Leader Team đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao tinh thần làm việc nhóm.
● Tạo môi trường làm việc thoải mái, năng động, giúp các thành viên phát huy tối đa năng lực bản thân.
● Nhiệm vụ của team leader còn là cân bằng lợi ích của cá nhân với tổ chức.
Mô tả chi tiết công việc team leader
Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng
Team Leader giỏi không chỉ nhờ vào năng lực chuyên môn cao mà còn phải có khả năng quản lý, tìm kiếm nhân tài. Họ cần phải biết cách nhìn người thật chuẩn xác, quan sát và đánh giá năng lực thật cẩn thận để chọn được những ứng viên xuất sắc nhất cho team của mình. Mỗi leader sẽ có những tiêu chí riêng để đánh giá và lựa chọn ứng viên như: năng lực, chuyên môn, kỹ năng, tính cách, định hướng ngắn và dài hạn,…
Một tổ chức có rất nhiều vị trí khác nhau như accountant, producer, maintenance,…
Định hướng, dẫn dắt team đạt được mục tiêu
Team Leader được xem là người định hướng, đề ra mục tiêu, phương hướng cũng như xây dựng kế hoạch cho mỗi dự án của team. Họ đồng thời sẽ là người dẫn dắt, đồng hành và hướng dẫn thành viên trong team hoàn thành tốt nhất công việc. Công việc team leader còn gồm cả chịu trách nhiệm về kết quả công việc của team trước các cấp quản lý cao hơn.
Phân công nhiệm vụ, thiết lập KPI và đánh giá
Teamlead cũng chịu trách chính trong việc phân công, giao việc cho từng thành viên của team. Để dự án đạt được kết quả tốt nhất không thể chỉ cần sự nỗ lực của một, hai người mà tất cả các thành viên đều phải cùng phối hợp thực hiện vì mục tiêu chung. Chính vì vậy, team leader cần phân chia nhiệm vụ, công việc một cách phù hợp dựa trên khối lượng công việc, thời hạn hoàn thành cũng như năng lực của mỗi người.
Người quản lý team cũng sẽ thực hiện theo dõi, đánh giá kết quả công việc của từng nhân sự dựa trên KPI, sự nỗ lực, thái độ làm việc,… Từ đó đưa ra phương án cải thiện hiệu quả công việc.
Kiểm soát và điều chỉnh hoạt động
Leader team có thể không phải là người trực tiếp tham gia thực hiện từng đầu mục công việc nhưng họ sẽ phải nắm được bao quát toàn bộ tình trạng dự án. Phải có sự kiểm soát, theo dõi chặt chẽ toàn bộ hoạt động của team, các báo cáo số liệu thực tế kết quả hoạt động,… người leader mới có thể đưa ra phương án điều chỉnh kịp thời. Toàn bộ mọi hoạt động đều trong tầm kiểm soát, hướng đến mục tiêu và hạn chế rủi ro.
Gắn kết các thành viên, xây dựng tinh thần đội nhóm
Người leader không chỉ phải có cho mình một “cái đầu lạnh” mà còn cần một “trái tim nóng”. Họ chính là người gắn kết tất cả các thành viên để tạo nên một đội nhóm, tập thể vững mạnh. Trong suốt quá trình làm việc không thể không phát sinh những tranh luận hay góp ý. Việc của leader team lúc này là giải quyết những tranh cãi, thống nhất ý kiến của tất cả thành viên để tạo nên sự hòa hợp. Tinh thần đội nhóm có mạnh thì mới có sự phối hợp, hỗ trợ tốt lẫn nhau trong công việc để hoàn thành mục tiêu.
Kết nối nhân viên với các cấp quản lý
Team leader sẽ là cầu nối giữa nhân viên trong công ty và các cấp quản lý cao hơn. Chính vì vậy, người quản lý team sẽ đại diện cho mỗi bên để truyền đạt lại yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng,… với bên còn lại. Từ đó đưa ra những phương án để xây dựng và cải thiện mối quan hệ giữa các cấp, mang đến hiệu quả cao trong công việc.
Làm thế nào để trở thành team leader giỏi?
Nhiều người nghĩ rằng, để trở thành team leader thì phải cần có chuyên môn sâu rộng. Điều này là đúng nhưng chưa đủ. Bên cạnh chuyên môn cao, một teamlead giỏi sẽ cần có nhiều tố chất và kỹ năng hơn, cụ thể:
Có tầm nhìn sâu rộng
Leader Team phải là người có tầm nhìn sâu rộng, có kỹ năng phân tích vấn đề và đưa ra phương án tốt nhất. Hơn thế, trưởng nhóm cần phải biết chia sẻ và truyền cảm hứng, động lực cho mọi thành viên trong team để cùng nhau đạt được mục tiêu. Có như vậy, đội nhóm mới có thể duy trì và phát triển một cách hiệu quả.
Chuyên môn vững vàng
Như đã đề cập ở trên, teamlead có thể sẽ không phải trực tiếp thực hiện từng hạng mục công việc. Song họ phải là người có nền tảng kiến thức, chuyên môn vững vàng để có thể theo dõi và đánh giá nhân viên một cách chính xác.
Xem thêm>>Kỹ năng Giao tiếp: Khái niệm, Cách rèn luyện và ví dụ minh họa
Khả năng truyền cảm hứng và động lực
Một nhà lãnh đạo, nhà quản lý giỏi phải có khả năng khơi nguồn cảm hứng và tạo ra động lực thúc đẩy đội nhóm làm việc hiệu quả. Đây là một trong những tố chất quan trọng nhất của teamlead nhằm dẫn dắt các thành viên làm việc năng suất, mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc.
Khả năng giao tiếp khéo léo, thuyết phục
Để trở thành người đứng đầu một đội nhóm, người leader sẽ không thể thiếu kỹ năng giao tiếp khéo léo và thuyết phục. Bởi công việc của team leader đòi hỏi phải thường xuyên giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau như: khách hàng, đối tác, nhân viên, các teamlead khác, quản lý cấp trên,… Khả năng hoạt ngôn, giao tiếp tốt giúp người leader dễ dàng truyền đạt thông tin, thể hiện quan điểm, đàm phán/thương thuyết hiệu quả. Đây chính là tố chất mà teamlead cần có để thành công.
Khả năng sáng tạo
Hoàn thành tốt các nhiệm vụ thôi chưa đủ, người quản lý đội nhóm giỏi còn phải có khả năng sáng tạo. Sáng tạo ở đây bao gồm việc đề xuất những ý tưởng mới trong công việc cũng như ý tưởng để gắn kết tập thể, khuyến khích phát triển năng lực nhân viên. Khả năng sáng tạo cũng giúp ích hiệu quả cho team leader trong việc giải quyết các tình huống, vấn đề phát sinh.
Tư duy logic, giải quyết tình huống tốt
Không khỏi phát sinh những vấn đề, trục trặc trong suốt quá trình thực hiện công việc. Những lúc này, leader team sẽ cần giữ một cái đầu lạnh, bình tĩnh phân tích, xác định nguyên nhân và đưa ra phương án giải quyết vấn đề tốt nhất. Người leader với tư duy logic, nhạy bén sẽ có thể giải quyết mọi tình huống một cách nhanh chóng, giảm thiểu tối đa những rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến công việc.
Đồng cảm, sẵn sàng hỗ trợ
Một trong những tố chất không thể thiếu ở người quản lý, lãnh đạo đội nhóm đó chính là sự đồng cảm. Team leader cần đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được công việc, những khó khăn cũng như mối quan tâm của các thành viên để hỗ trợ một cách tốt nhất. Sự đồng cảm cũng giúp gắn kết người đứng đầu đội nhóm với các thành viên trong team, cùng nhau nỗ lực vì mục tiêu chung.
Cẩn thận, tỉ mỉ
Bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ để đạt được kết quả tốt nhất. Leader team cũng vậy, cần có sự cẩn thận, chỉn chu trong từng công việc mà mình thực hiện. Hạn chế những sai sót không đáng có để không làm ảnh hưởng đến kết quả công việc, tạo sự tin cậy đối với nhân viên, khách hàng, đối tác, cấp trên.
Tiềm năng phát triển và mức lương của Leader Team
Cùng với sự phát triển trong hoạt động của doanh nghiệp, các phòng ban có xu hướng được chia tách thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm đều cần một nhân sự đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và điều phối công việc – chính là team leader. Đây là vị trí quan trọng, không thể thiếu tại các doanh nghiệp chính vì thế mà cơ hội việc làm Team Leader và lộ trình thăng tiến cũng rất rộng mở. Leader Team khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc có thể thăng chức lên thành Trưởng phòng và xa hơn là Giám đốc bộ phận.
Theo khảo sát thực tế, mức lương trung bình của teamlead rơi vào khoảng 15 triệu đồng/tháng. Trong đó, mức thấp nhất khoảng 10 triệu đồng/tháng và cao nhất có thể lên đến 40 triệu đồng/tháng.
Team Leader có thể được xem là bước đệm quan trọng để thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Để trở thành một leader giỏi, bạn không chỉ cần trang bị kiến thức, chuyên môn vững vàng mà còn cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng, tố chất khác.