áo trắng
Chương trình Bác Sĩ Vui Vẻ
Trang chủ Lớp 2 Bí quyết giúp học sinh lớp 2 rèn chữ

Bí quyết giúp học sinh lớp 2 rèn chữ

Mặc dù đã là học sinh lớp 2 nhưng không ít em vẫn gặp nhiều khó khăn trong giờ viết, đặc biệt là giờ chính tả và sau đây là một số bí quyết giúp học sinh lớp 2 rèn chữ.

Bí quyết giúp học sinh lớp 2 rèn chữ

Bí quyết giúp học sinh lớp 2 rèn chữ

Cụ thể: Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ, đặc biệt là ở những bài chính tả đầu tiên, nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh, khoảng cách giữa các con chữ.

Một số học sinh chưa nắm chắc quy tắc chính tả ng – ngh, g – gh, c- k nên khi gặp bài chính tả nghe viết học sinh dễ viết sai.

Đề thi học sinh giỏi: Toán, tiếng Việt lớp 2 – Có đáp án mới nhất chưa nắm chắc cách trình bày một bài viết chính tả (đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ). Đặc biệt với bài thơ viết theo thể lục bát hoặc viết chính tả tập chép, học sinh nhìn bài mẫu của giáo viên để chép và khi thấy giáo viên xuống dòng ở đâu, các em cũng xuống ở chữ đó, vì không hiểu bản chất của vấn đề.

Để khắc phục những hạn chế này, cô Nguyễn Thị Hiền cho rằng, trước hết giáo viên cần giúp học sinh hiểu nghĩa từ, ghi nhớ từ. Sau đó, dạy các em viết – trình bày bài chính tả cùng nhiều biện pháp đồng bộ khác.

Xem thêm >> Thi giữa học kì 1: Bộ đề thi môn Toán lớp 2 năm học 2023-2024

Giúp học sinh hiểu nghĩa từ, ghi nhớ từ

Ngay từ các bài tập đọc, giáo viên chú ý giải nghĩa những từ khó, đồng thời đưa từ, câu văn vào văn cảnh cụ thể để học sinh dễ dàng hiểu từ, hiểu câu và hiểu sâu hơn, từ đó có cách đọc đúng, viết đúng.

Bài viết chính tả Trẻ lớp 2 học tốt một cách tự giác nhờ phương pháp này phần lớn là viết lại một phần nội dung bài tập đọc đã học. Vì vậy, để học sinh viết tốt các bài chính tả thì ngay các tiết tập đọc, giáo viên cần cho học sinh hiểu nghĩa từ trong bài đọc, hiểu câu, hiểu nội dung cơ bản của bài đọc.

Trước khi viết bài chính tả, giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài viết, như vậy khi viết chính tả, học sinh bắt đầu có vốn từ, nắm được nội dung bài, học sinh sẽ tự đọc, phân tích, viết đúng, đặc biệt là những tiếng, từ viết khó, hạn chế sự mắc lỗi.

Dạy học sinh viết, trình bày bài chính tả

Với công đoạn này, theo cô Nguyễn Thị Hiền, trước hết, giáo viên cần giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ. Ở các giờ luyện Tiếng việt và giờ Tập viết, giáo viên có thể giúp học sinh so sánh độ cao, độ rộng cũng như kỹ thuật viết chữ. Nhưng chú ý không nên đi sâu phân tích, nhận diện mà chỉ ôn lại, tránh làm mất nhiều thời gian của tiết học.

Khi làm tốt việc ôn lại cấu tạo chữ, kết hợp sự bao quát, chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên trong giờ chính tả, nhìn chung học sinh viết chính tả sẽ không bị lúng túng về cách viết chữ.

Nhưng cũng không thể tránh khỏi một số trường hợp viết không đúng cỡ chữ, chữ chưa đều, chưa đẹp. Với những trường hợp này, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ để các em viết đúng mẫu, có biện pháp để giúp các em khắc phục nhược điểm.

Với những học sinh yếu, có thể áp dụng việc viết mẫu trong một số bài chính tả của những tuần đầu (Ở mỗi bài chính tả, viết mẫu cho các em một vài chữ hoặc một câu).

Đến khi viết bài,yêu cầu các em nhìn theo mẫu rồi viết, kể cả trong bài tập chép hay nghe viết cũng làm như vậy; đồng thời tăng cường viết mẫu hướng dẫn vào buổi Tập viết và luyện Tiếng Việt.

Việc trình bày bài chính tả của học sinh những bài đầu khó khăn. Đó là học sinh không biết cách trình bày như thế nào cho đúng chứ chưa nói gì trình bày cho đẹp, từ cách ghi tên bài viết rồi đến trình bày nội dung bài viết.

Để khắc phục hạn chế này, giáo viên cần lưu ý cụ thể học sinh từ cách ghi thứ, ngày, tháng, ghi tên môn, ghi tên bài viết đến cách trình bày đoạn văn, đoạn thơ:

Nếu cứ đến khi viết chính tả giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày một đoạn văn hay một khổ thơ, bài thơ thì thật là khó khăn trong một tiết học mà hiệu quả lại không cao, chắc chắn sẽ có nhiều em trình bày sai, đặc biệt là viết đọan văn hay khổ thơ lục bát.

Vì vậy, trong các bài học tập đọc, khi đưa ra đoạn văn, đoạn thơ (khổ thơ) ứng dụng, giáo viên chú ý cách trình bày đoạn ứng dụng đó trên bảng phụ hoặc bảng lớp để giới thiệu cho học sinh hiểu cách trình bày bài đó.

Kết hợp sử dụng một số “mẹo luật” chính tả

Ngay từ bài chính tả đầu tiên, giáo viên cần luôn chú ý đến từng nét chữ của học sinh, giáo viên viết mẫu hướng dẫn học sinh, chữ viết của giáo viên rõ ràng chính xác, nhưng không phải em nào cũng viết được đúng, được đẹp như giáo viên hướng dẫn.

Có em viết đúng chữ nhưng sai nét, như nét chữ không bám dòng kẻ, nét chữ viết nghiêng không đều, sai độ rộng…

Giáo viên phải sửa từng nét cho học sinh, dùng phấn, bút khác màu mực (màu đỏ) để sửa, giúp học sinh có ý thức tự sửa sai trong các lần viết sau.

Với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể cho học sinh tự nhận xét, sửa sai hoặc sửa sai khi giáo viên chỉ rõ cái sai đó. Cần chú ý sửa sai cho các em từ các bài tập đọc.

Trước khi viết bài mới, giáo viên cho học sinh viết lại những lỗi viết sai chính tả của mình, giúp các em không bị mắc sai trong các lần sau.

Khi viết chính tả giáo viên có những nhận xét chumg hoặc góp ý trực tiếp với học sinh để học sinh thấy được những lỗi chính tả của mình cũng như cách sửa.

Trong những bài đầu viết chính tả học sinh còn nhiều hay mắc lỗi trình bày. Với những trường hợp này, trong giờ luyện Tiếng việt, giáo viên cho học sinh viết một bài chính tả và chú ý hướng dẫn cách trình bày.

Với những học sinh hay mắc lỗi đọc – viết sai r – d – gi ; s – x…, muốn sủa lỗi giáo viên cần cho học sinh đọc phát âm nhiều lần rồi phân tích trước khi viết.

Dạy chính tả theo nguyên tắc tích hợp

Môn chính tả là một phân môn trong bộ môn tiếng việt, chính vì vậy không thể tách rời chính tả khỏi môn tiếng việt cũng như không thể tách môn Tiếng việt ra khỏi các môn học khác.

Muốn viết đúng, viết đẹp trước hết các em phải đọc tốt, không phát âm ngọng. Từ đó, hình thành cho các em kĩ năng nghe đúng – viết đúng, viết nhanh và viết đẹp. Muốn vậy, giáo viên và học sinh phải thực hiện thật tốt ngay từ các bài đọc và trong các giờ học khác.

Ở lớp 2, khi viết bài chính tả học sinh có 2 hình thức: Tập chép hoặc nghe viết. Yêu cầu của bài tập chép là tích hợp các yêu cầu về nhiều mặt như tư thế ngồi viết, tay cầm bút, nét chữ, đánh vần, đọc trơn, hiểu bài, viết liền mạch.

Yêu cầu bài nghe viết học sinh phải từ giọng của cô mà nhớ lại cách viết các từ nghe được.

Như vậy, yêu cầu học sinh phải tự đánh vần, đọc trơn được các tiếng có trong bài tự chép, tự nhớ lại các tiếng khi nghe giáo viên đọc trong bài nghe – viết để viết được bài chính tả theo yêu cầu.

Nếu không học sinh không viết liền mạch được và sẽ có những lỗi viết không thành chữ, tương tự người lớn phải chép một bài viết bằng một tiếng nước ngoài mà mình không biết.

Do đó ngay từ bài chính tả đầu tiên giáo viên phải thật chú trọng rèn luyện kĩ năng viết của học sinh…

Dạy học phát huy tính tích cực

Trong các giờ chính tả, giáo viên thường lạm dụng con đường giải thích cách viết, nhận xét luôn bài của học sinh. Như vậy chưa phát huy tính tích cực của học sinh.

Vì vậy khi dạy chính tả giáo viên cần lưu ý: Với những tiếng khó viết trong bài, giáo viên nên để học sinh tự phát âm – phân tích – viết bảng, sau đó học sinh tự nhận xét, sửa sai cho nhau. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn rồi tổng kết.

Qua những bài tập chính tả để giúp học sinh hiểu nghĩa từ, ghi nhớ từ, nắm quy tắc chính tả, giáo viên không nên giảng từ thay học sinh mà giúp học sinh dựa vào tranh vẽ, biết đưa từ vào văn cảnh cụ thể để hiểu nghĩa từ- ghi nhớ từ. Có như vậy ghi nhớ từ sẽ chính xác hơn.

Thay đổi giọng đọc

Đến giờ chính tả nghe viết, chủ yếu là giờ luyện tiếng việt, giáo viên có thể thực hiện đổi lớp cho nhau để đọc chính tả cho học sinh viết, học sinh viết xong chính tả giáo viên trở về lớp của mình.

Cũng trong một số giờ học Tiếng việt, giáo viên đưa ra một số từ, câu. Sau đó giáo viên gọi một học sinh có kỹ năng đọc tốt lên đọc cho cả lớp viết.

Với hình thức như vậy, học sinh được nghe nhiều giọng đọc khác nhau, học sinh làm quen với các giọng đọc, lúc đó học sinh sẽ không bỡ ngỡ với những giọng đọc không quen.

Tổ chức “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ”

Giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ” đối với học sinh của lớp. Ví dụ, những học sinh đọc viết đúng r- d – gi hoặc s – x, sẽ giúp đỡ bạn còn đọc viết sai (nếu ở gần nhà nhau càng tốt). Học sinh viết chữ đẹp sẽ giúp bạn còn viết sai nét, sai chính tả.

Để việc thực hiện có hiệu quả, giáo viên chủ động xếp học sinh ngồi gần nhau để học sinh tự sửa khi nói, khi viết cho nhau và cả khi trò chuyện cùng nhau hay lúc ra chơi.

Sau từng tuần, từng tháng ,giáo viên tổng kết, tuyên dương từng em, từng “đôi bạn”. Nhận xét mang tính khuyến khích, động viên là chính.

Chú ý tư thế ngồi và cách cầm bút

Luyện cho học sinh tư thế ngồi và cách cầm bút viết cho đúng không phải chỉ ở đầu học kì I mà là việc làm thường xuyên của giáo viên.

Nhiều giáo viên chỉ mải hướng dẫn, chú ý đến chữ của học sinh mà quên đi tư thế ngồi của các em. Để mặc học sinh ngồi tự do, lệch lạc, đầu cúi sát vở, ngả nghiêng người,…

Cách cầm bút, tay viết như sau: Cầm bút bằng 3 ngón tay, ngón tay giữa ở phía dưới, ngón trỏ ở phía trên và ngón cái giữ bút ở phía ngoài cho ngón tay cái thẳng với cánh tay.

Bàn tay để lên trang vở, cổ tay thẳng thoải mái. Bút nghiêng về phía cánh tay khoảng 45 độ so với mặt giấy và song song mép dọc của trang vở. Ngòi bút úp xuống mặt giấy.

Nguồn: giaoducthoidai
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BRIGHT STAR
Điện thoại/Fax: 028.62966189
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đoàn Lê Khang
Địa chỉ: 4/6b Văn Chung, Phường 13, Q.Tân Bình, TP.HCM
LIÊN HỆ
Hotline: 0908 942 789
Email: brightstar24h@gmail.com