áo trắng
Chương trình Bác Sĩ Vui Vẻ
Trang chủ TIN HOT Chuyện chưa biết về giải Nobel Hòa bình 2024

Chuyện chưa biết về giải Nobel Hòa bình 2024

Ủy ban Nobel Na Uy vừa công bố trao giải Nobel Hòa bình 2024 cho tổ chức Nihon Hidankyo tại Nhật Bản vì nỗ lực loại bỏ vũ khí hạt nhân. Nihon Hidankyo là một tổ chức đại diện cho những người sống sót sau các vụ ném bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến 2. Tổ chức này được thành lập để bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân, cung cấp hỗ trợ y tế, và vận động cho hòa bình, cũng như ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong tương lai.

Đại diện Ủy ban Na Uy nhận xét: “Hibakusha đã giúp chúng ta mô tả những điều không thể diễn tả, suy nghĩ những điều không thể nghĩ tới và bằng cách nào đó nắm bắt được nỗi đau và sự đau khổ không thể hiểu nổi do vũ khí hạt nhân gây ra.”

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã ca ngợi việc trao giải Nobel Hòa bình năm nay cho Nihon Hidankyo là “cực kỳ có ý nghĩa”.

Việc giải Nobel Hòa bình được trao cho tổ chức đã dành nhiều năm vận động xóa bỏ vũ khí hạt nhân là vô cùng có ý nghĩa“, ông Shigeru Ishiba nói với báo giới khi đang ở Lào dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44-45.

Thế giới hướng tới không vũ khí hạt nhân

Theo Hãng tin Reuters, Nihon Hidankyo tập hợp những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Những người này được gọi chung là Hibakusha.

Hibakusha nhận giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân, và vì đã chứng minh thông qua lời khai của nhân chứng rằng vũ khí hạt nhân không bao giờ được sử dụng lần nữa“, ông Jorgen Watne Frydnes – chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy ở Oslo – phát biểu.

Để ứng phó với các cuộc tấn công bằng bom nguyên tử vào tháng 8-1945, một phong trào toàn cầu đã nổi lên với các thành viên không ngừng nỗ lực nâng cao nhận thức về hậu quả thảm khốc khi sử dụng vũ khí hạt nhân“, ông Jorgen Watne Frydnes nói. “Dần dần, một chuẩn mực quốc tế đã phát triển, coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Chuẩn mực này được gọi là điều cấm kỵ về hạt nhân“.

Ông Jorgen Watne Frydnes nhắc nhở rằng năm tới sẽ đánh dấu 80 năm kể từ khi hai quả bom nguyên tử do Mỹ chế tạo đã giết chết khoảng 120.000 cư dân của Hiroshima và Nagasaki.

Nhiều người đã chết vì bỏng và thương tích do bức xạ trong những năm tháng sau đó. Vũ khí hạt nhân ngày nay có sức hủy diệt lớn hơn nhiều“, ông Frydnes nói. “Chúng có thể giết chết hàng triệu người và sẽ tác động thảm khốc đến khí hậu. Một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể hủy diệt nền văn minh của chúng ta“.

Ông Toshiyuki Mimaki, người đứng đầu Nihon Hidankyo, bày tỏ sự ngạc nhiên khi tổ chức được trao giải Nobel Hòa bình 2024. “Tôi còn chưa từng mơ tới chuyện này”, Hãng tin AFP dẫn lời ông Toshiyuki Mimaki.

Ông Toshiyuki Mimaki nói thêm rằng tình hình của trẻ em ở Dải Gaza hiện nay tương tự như ở Nhật Bản vào cuối Thế chiến 2: “Tình hình tương tự như 80 năm về trước“.

Chuyện chưa biết về giải Nobel Hòa bình 2024

Đồng chủ tịch Nihon Hidankyo – ông Toshiyuki Mimaki – người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử Hiroshima năm 1945 vỡ òa cảm xúc khi tổ chức đạt giải

XEM THÊM>>Bí mật quốc gia 7 năm liên tiếp hạnh phúc nhất thế giới

286 ứng viên Nobel Hòa bình

Năm ngoái, giải Nobel Hòa bình được trao cho nhà hoạt động người Iran Narges Mohammadi vì những nỗ lực trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền phụ nữ ở quốc gia này.

Từ năm 1901 đến năm 2022, giải Nobel Hòa bình đã được trao 104 lần với tổng cộng 111 cá nhân và 30 tổ chức được vinh danh.

Người trẻ tuổi nhất nhận giải là cô Malala Yousafzai người Pakistan, được vinh danh năm 2014 khi mới 17 tuổi, nhờ nỗ lực đấu tranh chống áp bức và bảo vệ quyền được giáo dục của trẻ em.

Chuyện chưa biết về giải Nobel Hòa bình 2024

Cô Malala Yousafzai nhận giải thưởng khi chỉ mới 17 tuổi. Ảnh: REUTERS

Người lớn tuổi nhất từng nhận giải là nhà vật lý người Ba Lan Joseph Rotblat, được trao giải vào năm 1995 khi ông 86 tuổi vì nỗ lực giảm thiểu vai trò của vũ khí hạt nhân trong chính trị quốc tế và loại bỏ hoàn toàn vũ khí này về lâu dài.

Ủy ban Nobel Na Uy cho biết họ đã nhận được tổng cộng 286 đề cử cho giải thưởng năm nay, trong đó có 197 đề cử cho cá nhân và 89 đề cử cho tổ chức.

Năm ngoái, ủy ban nhận được 351 đề cử trong khi năm nhiều nhất là 2016 với 376 đề cử. Ủy ban bao gồm 5 thành viên được quốc hội Na Uy chỉ định, thường là các học giả và cựu chính trị gia, nhưng hoạt động một cách độc lập.

Nguồn: Tổng hợp TTO, TNO
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BRIGHT STAR
Điện thoại/Fax: 028.62966189
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đoàn Lê Khang
Địa chỉ: 4/6b Văn Chung, Phường 13, Q.Tân Bình, TP.HCM
LIÊN HỆ
Hotline: 0908 942 789
Email: brightstar24h@gmail.com