“Quy tắc này giúp bạn phân bổ thu nhập khôn ngoan, tiết kiệm và đầu tư, mở đường cho một tương lai tài chính an toàn và thoải mái hơn”, Jaspreet Singh, chuyên gia tài chính người Mỹ, CEO của Briefs Media giải thích thêm.
Quy tắc 75-15-10 – Bí kíp trở nên giàu có
75% cho cuộc sống hàng ngày
Phần lớn thu nhập của bạn nên dành cho chi phí sinh hoạt hàng ngày. Từ tiền thuê nhà, mua bán nhu yếu phẩm cần thiết. 75% được dành cho tất cả các chi phí thường xuyên.
15% đầu tư cho tăng trưởng trong tương lai
Số tiền này dành cho tương lai của bạn. Bằng cách sử dụng 15% thu nhập vào các khoản đầu tư như cổ phiếu hoặc bất động sản, bạn không chỉ tiết kiệm mà còn gia tăng tài sản của mình.
10% cho trường hợp khẩn cấp
10% thu nhập cuối cùng sẽ là quỹ khẩn cấp, dành cho khoản phát sinh bất ngờ. Mục đích là để xây dựng một khoản dự phòng có thể trang trải chi phí sinh hoạt trong khoảng 6 tháng, giúp bạn yên tâm và đảm bảo tài chính trong trường hợp có điều gì đó không lường trước xảy ra.
Những bước chuẩn bị cho quy tắc 75/15/10.
Xác định rõ thu nhập và chi phí: Bắt đầu bằng cách nắm rõ mức lương thực tế hàng tháng của bạn và tình hình chi tiêu hiện tại.
Điều chỉnh chi tiêu: Xem xét các khoản chi tiêu hiện tại của bản thân và xem chúng phù hợp với quy tắc 75% không. Nếu không, hãy xác định các mục chi tiêu có thể cắt giảm.
Khám phá lựa chọn đầu tư: Nếu mới đầu tư, nên bắt đầu từ quy mô nhỏ và tự tìm hiểu các loại hình đầu tư khác nhau, không chỉ phù hợp với độ rủi ro mà còn theo sở thích của bạn.
Xây dựng quỹ khẩn cấp: Nên đặt mục tiêu tiết kiệm đủ chi phí sinh hoạt trong 6 tháng, bắt đầu với bất kỳ số tiền nào mà bạn có thể chi trả thường xuyên.
XEM THÊM>>Nàng tiểu thư nhà giàu có sở thích “làm bạn với người nghèo”
Linh hoạt với những thay đổi
Khi hoàn cảnh sống thay đổi, hãy sẵn sàng điều chỉnh ngân sách để theo kịp nhu cầu của bản thân.
Chiến lược thực hiện nguyên tắc 75/15/10 khi ngân sách eo hẹp.
Khi ngân sách eo hẹp, việc tuân thủ quy tắc 75/15/10 có vẻ khó khăn thì với chiến lược chi tiêu đúng đắn, bạn vẫn có thể thực hiện được.
Theo dõi mọi chi phí: Bắt đầu theo dõi chi tiêu một cách tỉ mỉ, sử dụng các ứng dụng lập ngân sách hoặc bảng tính đơn giản. Bước này giúp bạn hiểu rõ tiền đang đi đâu và làm nổi bật những khoản có khả năng tiết kiệm.
Ưu tiên các khoản chi tiêu thiết yếu: Tập trung vào những thứ thiết yếu như: Nhà ở, nhu yếu phẩm cần thiết, tiện ích, phương tiện đi lại… Những thứ xa xỉ và không thiết yếu nên được xếp sau khi lập ngân sách và có thể loại bỏ nếu thu nhập eo hẹp.
Cắt giảm chi phí không cần thiết: Tìm kiếm các khoản chi phí bạn có thể loại bỏ hoặc giảm bớt. Ví dụ như hủy một số khóa học chưa cần thiết, ăn ngoài ít hơn hoặc chuyển sang gói cước điện thoại, internet rẻ hơn. Khoản tiết kiệm nhỏ có thể tăng lên đáng kể theo thời gian.
Mua sắm thông minh: Sử dụng phiếu giảm giá, tận dụng các chương trình ưu đãi khi mua số lượng lớn. Chọn các thương hiệu bình dân thay vì thương hiệu tên tuổi. Cần chú ý đến chi tiêu cho hàng tạp hóa và đồ gia dụng-lĩnh vực mà mua sắm thông minh có thể giúp tiết kiệm đáng kể.
Tăng nguồn thu nhập: Nếu có thể, hãy tìm cách tăng thu nhập. Có thể là thông qua công việc bán thời gian, công việc tự do hoặc công việc phụ.
Tự động tiết kiệm: Ngay cả khi có số tiền nhỏ, hãy tự động dành một phần cho tiết kiệm. Điều này đảm bảo rằng bạn luôn dành tiền cho quỹ khẩn cấp của bản thân. Theo thời gian, khoản tiết kiệm có thể tăng lên và được sử dụng khi cần thiết.
Tập trung vào các khoản đầu tư chi phí thấp: Nếu đầu tư 15% có vẻ quá cao, hãy bắt đầu ở mức thấp hơn. Mục tiêu chính là hình thành thói quen đầu tư, mà không phải tiền ít hay nhiều.
Trả nợ lãi suất cao: Nếu bạn có các khoản nợ lãi suất cao, hãy tập trung trả hết các khoản nợ này. Lãi suất cao có thể nhanh chóng làm thâm hụt ngân sách của bạn. Hãy cân nhắc các chiến lược như phương pháp trả nợ quả cầu tuyết. Theo chiến lược này thì nên bắt đầu trả những khoản nợ nhỏ trước, sau đó thanh toán đến những khoản nợ lớn hơn. Việc này giúp giảm áp lực, tăng động lực khi bạn đã giải phóng được một lượng lớn các khoản nợ, từ đó có động lực để thanh toán các khoản tiếp theo.
Tự giáo dục bản thân về mặt tài chính: Kiến thức là sức mạnh, đặc biệt liên quan đến tài chính. Đọc sách, theo dõi các blog tài chính và xem video giáo dục để tìm hiểu thêm về việc lập ngân sách, tiết kiệm và đầu tư.
Hãy kiên nhẫn và bền bỉ: Cuối cùng, hãy nhớ rằng quản lý tài chính là một hành trình. Tiến trình có thể chậm, nhưng sự nhất quán và kiên nhẫn là chìa khóa mở ra sự tự do tài chính.
Dù có nhiều ưu điểm nhưng quy tắc 75/15/10 có nhược điểm là thiếu linh hoạt với người có thu nhập thay đổi hoặc sống ở những nơi có chi phí cao hay đang mang khoản nợ lớn… không cho phép tiết kiệm và đầu tư đầy đủ.
Nên nhớ, quy tắc 75/15/10 không phải là khuôn khổ cứng nhắc. Đó là việc tìm ra sự cân bằng phù hợp với hoàn cảnh riêng của bạn và điều chỉnh khi cần.