áo trắng
Trang chủ Đời sống Bà Trần Tố Nga từ nữ tù chính trị đến “người hùng” đòi công lý cho nạn nhân da cam

Bà Trần Tố Nga từ nữ tù chính trị đến “người hùng” đòi công lý cho nạn nhân da cam


Bà Trần Tố Nga nguyên là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng. Sau năm 1975, bà từng là Hiệu trưởng trường Lê Thị Hồng Gấm, Hiệu trưởng trường Marie Curie và Hiệu trưởng trường Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
“Những năm từ 1955 – 1965 là giai đoạn vô cùng khó khăn khi miền Bắc vừa gượng dậy sau chiến tranh, trong khi miền Nam vẫn đang chìm trong khói lửa đấu tranh. Hạt gạo của người dân miền Bắc lúc đầu chia đôi, sau đó chia ba để chi viện cho miền Nam, cho nước bạn Campuchia và Lào. Có lẽ suốt cuộc đời này, tôi không bao giờ quên được ân tình của nhân dân miền Bắc”, bà chia sẻ.

Nữ cựu tù chính trị sinh con trong tù và câu chuyện về chiếc áo sơ sinh 50 năm

Bà Trần Tố Nga từ nữ tù chính trị đến “người hùng” đòi công lý cho nạn nhân da cam

Bà Trần Tố Nga nguyên là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng

Bà hồi tưởng: “Khi vượt Trường Sơn, tôi được cử làm phóng viên cho Thông tấn xã Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau một thời gian, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, tôi được điều động làm giao liên nội đô, hay còn gọi là chiến đấu trong lòng địch”.

Dù đã chuẩn bị tinh thần, bà Trần Tố Nga vẫn không thể tránh khỏi việc bị bắt. Thời điểm đó, bà đang mang thai tháng thứ tư. “Dù đang mang thai, họ vẫn không ngần ngại treo ngược chân tôi và đánh đập suốt đêm. Tôi biết rằng nếu tôi chết, đứa con trong bụng cũng không thể sống. Nhưng điều khiến tôi lo sợ hơn cả là khi chúng đe dọa sẽ bắt đứa con khác của tôi. Đó mới là đòn tâm lý nặng nề nhất đối với tôi”, bà nhớ lại.

Cận kề ngày sinh, bà Trần Tố Nga phải năn nỉ những người lính canh ngục cho mượn một lưỡi lam để may chiếc áo cho con chào đời. Bà kể lại hoàn cảnh tạo nên chiếc áo cho con trong lao tù: “Tôi phải năn nỉ những người lính canh ngục xin một lưỡi lam. Họ thương tình, lén đưa cho tôi. Tôi dùng lưỡi lam cắt chiếc áo đang mặc, may thành chiếc áo nhỏ cho con. Đến ngày giải phóng, tôi bế con ra khỏi tù, con gái tôi mặc chính chiếc áo ấy”.

XEM THÊM>>Bác sĩ vui vẻ cảnh báo kẻ thầm lặng bào mòn sức khỏe người cao tuổi

Bị giặc treo ngược chân, đánh đập suốt đêm khi đang mang thai

Tại chương trình Đời Rất Đẹp, bà Trần Tố Nga còn kể lại một câu chuyện cảm động về việc nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các nữ hộ sinh. Bà nói: “Khi biết tôi là tù chính trị, thái độ của họ thay đổi hoàn toàn. Họ ân cần đưa tôi vào phòng, động viên tôi nằm nghỉ. Khi thấy tôi quá yếu, họ nói rằng tôi không đủ sức sinh thường và chuẩn bị dụng cụ để mổ. Tuy nhiên, việc giúp đỡ một tù chính trị vào thời điểm đó là vô cùng nguy hiểm. Trong lúc chăm sóc tôi, các nữ hộ sinh còn tranh thủ hỏi han về những trận đòn tra tấn. Hôm đó là ngày 24 tháng 12, vì nhà giam không có cơm, họ đã lấy phần cơm của mình cho tôi ăn”.

Miền ký ức thứ ba là một bức ảnh bà Trần Tố Nga tham gia buổi mít tinh ở Pháp vào năm 2021, kêu gọi công lý cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam. Chính bà Trần Tố Nga là một trong các nạn nhân bị nhiễm chất độc dioxin trong thời kỳ chiến tranh. Theo kết quả giám định y tế, nồng độ dioxin trong máu của bà cao hơn tiêu chuẩn quy định dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Bà mắc 5 trong số 17 bệnh lý đã được Mỹ công nhận và liệt kê trong danh sách các bệnh do chất độc da cam gây ra. Không chỉ bản thân bà mà các con của bà đều bị dị tật tim và xương. Người con đầu đã qua đời khi mới 17 tháng tuổi do dị tật tim bẩm sinh.
Bà chia sẻ: “Lúc đó, tôi đang làm việc ở Pháp. Luật sư nói tôi đủ điều kiện để khởi kiện, nếu không, tội ác này sẽ bị chìm vào quên lãng. Năm 2009, Việt Nam đã có hơn 3 triệu nạn nhân da cam. Con số đó thôi thúc tôi phải đứng lên kiện, dù chỉ có một mình. Tôi muốn chia sẻ bức ảnh này để mọi người thấy rằng tôi đứng đây, nhưng xung quanh và phía sau tôi là rất nhiều người”.

Ban đầu, bà khởi kiện một mình, nhưng nhờ chính nghĩa, ngày càng có nhiều người dân Pháp ủng hộ, cả về tinh thần lẫn vật chất. “Từ vụ kiện, thảm họa da cam được lan tỏa, tập hợp những tấm lòng nhân ái yêu Việt Nam. Tôi rất hạnh phúc khi biết rằng không chỉ ở Pháp, mà nhân dân nhiều nước cũng biết đến thảm họa da cam và lên tiếng ủng hộ. Ví dụ, Bỉ là nước đầu tiên ra nghị quyết ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam. Pháp cũng đang bắt đầu hành động tương tự”.

Bà Trần Tố Nga nguyên là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng

Nữ cựu tù chính trị nhấn mạnh: “Từ nhỏ, tôi đã may mắn có cha mẹ cống hiến cả cuộc đời cho đất nước. Mẹ tôi từng bị Mỹ bắt, tra tấn và chôn sống. Trái tim tôi được cha mẹ rèn giũa, được Bác Hồ dạy yêu nước từ nhỏ, cùng với lời thề vì đất nước, vì nhân dân mà tôi vẫn giữ đến giờ”.
Tập 12 Đời Rất Đẹp năm 2025 với câu chuyện của bà Trần Tố Nga sẽ được phát sóng vào lúc 19h15, thứ Bảy, ngày 22/3/2025 trên VTV9. 

Nguồn: VTV9, Jet Studio
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BRIGHT STAR
Điện thoại/Fax: 028.62966189
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đoàn Lê Khang
Địa chỉ: 4/6b Văn Chung, Phường 13, Q.Tân Bình, TP.HCM
LIÊN HỆ
Hotline: 0908 942 789
Email: brightstar24h@gmail.com