Từng là cái tên nổi bật trong giới hot girl mạng tại Trung Quốc, Đào Hoa Bảo Bảo hiện trở thành nhân chứng tiêu cực cho hệ quả của việc lạm dụng thẩm mỹ để xây dựng vẻ đẹp nhân tạo.

Từng những ngày đầu nổi tiếng trên mạng xã hội, Đào Hoa Bảo Bảo sở hữu làn da trắng, vẻ ngoài ưa nhìn nên thu về lượng người theo dõi nhất định. Tuy nhiên, cô gái vẫn quyết định phẫu thuật thẩm mỹ. Lần đầu “dao kéo” giúp nhan sắc của cô thăng hạng đáng kể, được nhiều người khen ngợi.
Hiệu ứng từ khán giả đã trở thành chất xúc tác khiến cô “nghiện thẩm mỹ” và không tìm ra được lối thoát. Tất cả bộ phận trên gương mặt của Đào Hoa Bảo Bảo đều bị can thiệp thẩm mỹ. Cô tiêm hơn 400 mũi filler, trong đó có 200 mũi chỉ tập trung vào vùng trán. Chỉ cần chạm tay vào, lớp filler ở trán của Đào Hoa Bảo Bảo sẽ lõm vào như một chiếc hố sâu.

Đào Hoa Bảo Bảo từng trải qua 8 tiếng liền phẫu thuật thẩm mỹ mũi và để lại hậu quả là phần mô mũi bị hoại tử. Cô mất hoàn toàn khứu giác trong suốt 2 tháng. Gương mặt của Đào Hoa Bảo Bảo bị biến dạng, biểu cảm thiếu tự nhiên, thường xuyên co giật, đau đớn kéo dài và không thể mở mắt. Da mặt của cô cũng tạo hiệu ứng phụ thuộc vào filler. Khi không có chất làm đầy, nó sẽ trở nên nhăn nheo, chảy xệ.
Đào Hoa Bảo Bảo bắt đầu thẩm mỹ khi 18 tuổi. Thời điểm ấy, cô đã co để chi ra khoảng 200.000 tệ (khoảng 720 triệu đồng) để làm đẹp. Tính đến nay, số tiền mà Đào Hoa Bảo Bảo dùng để thẩm mỹ đã “ngốn” hàng tỷ đồng. Nhiều người thắc mắc rằng Bảo Bảo đang chi tiền tiền tỷ để được ‘biến dạng’ hay làm đẹp?
Sau nhiều lần phẫu thuật thẩm mỹ thất bại, Đào Hoa Bảo Bảo bắt đầu thức tỉnh. Cô khuyên giới trẻ không nên tùy tiện dấn thân vào việc thẩm mỹ vì rủi ro mang lại không chỉ nằm ở ngoại mình, mà còn là sức khỏe và tinh thần.

Hiện tượng giới trẻ nghiện thẩm mỹ, bất chấp sức khỏe trở thành “chủ đề nóng” ở xã hội hiện đại, nơi thường đề cao và quan trọng hóa ngoại hình. Mạng xã hội và truyền thông đang dần tạo ra những tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế, khiến nhiều người nảy sinh tâm lý phải sở hữu vẻ ngoài hoàn hảo mới có thể được người khác công nhận, yêu thương và thành công.
Sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ thẩm mỹ cùng lời quảng cáo mời gọi “làm đẹp nhanh, không đau” dễ tạo ra tâm lý chủ quan, khiến họ coi nhẹ những rủi ro y tế nghiêm trọng. Chưa kể đến việc nhiều người còn rơi vào tình trạng khủng hoảng bản sắc, thiếu tự tin nên vô tình khiến bản thân lạm dụng “dao kéo” như một cách để tìm kiếm giá trị của bản thân.
Những yếu tố này góp nhặt hình thành nên vòng luẩn quẩn: càng thẩm mỹ càng cảm thấy chưa đủ, phản ánh sự thiếu hụt trong việc tìm hiểu sâu sắc về sức khỏe. Thẩm mỹ nếu không đi kèm với hiểu biết và sự giới hạn dễ trở thành “con dao hai lưỡi” hủy hoại nhan sắc và sức khỏe.