Bộ phim điện ảnh “Truyền thuyết về quán Tiên” đã ra mắt chính thức khán giả vào ngày 22/5. Phim kể về cuộc sống trong rừng Trường Sơn những năm 1967 của ba cô thanh niên xung phong xinh đẹp tên là Mùi, Phượng và Tuyết Lan, ngày ngày các cô chuẩn bị trà bánh để đón tiếp các anh lính tới nghỉ chân, nơi đó được gọi là “quán Tiên”.
Bên cạnh những tình tiết kịch tính, bộ phim còn đề cập đến căn bệnh “thiếu hơi đàn ông” mà cô gái Tuyết Lan mắc phải. Trailer bộ phim đã khiến khán giả tò mò tột độ khi chiếu cảnh Tuyết Lan đang vật vã, đau khổ cùng lời nói văng vẳng bên tai: “Bệnh này có đàn ông là khỏi ngay”.
Căn bệnh nhạy cảm này còn khá xa lạ với mọi người, nay lại được xây dựng trong một bộ phim bối cảnh thời chiến thì quả thực vô cùng táo bạo.
XEM THÊM>>Bác sĩ vui vẻ giải quyết “chuyện khó nói”
Vậy căn bệnh “thiếu hơi trai” mà Tuyết Lan mắc thật sự là gì?
Trong y học, căn bệnh “thiếu hơi đàn ông” mà cô nàng Tuyết Lan mắc phải được gọi là hysteria, tiếng Việt còn gọi là chứng ictêri hay chứng cuồng loạn. Đây là một trạng thái của tâm thức, biểu hiện là sự kích động thái quá, không thể điều khiển được các cảm xúc.
Những người bị “hysteria” thường mất tự chủ do một nỗi sợ hãi gây ra bởi nhiều sự kiện trong quá khứ, có liên quan đến một số mâu thuẫn nghiêm trọng. Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý.
Triệu chứng của hysteria là gì?
– Người bị hysteria thường xuất hiện các cơn co giật, co cứng sau một chấn thương tâm lý. Bệnh nhân giãy, la hét, đập giường… nhưng ý thức vẫn tỉnh táo và vẫn nhận biết được xung quanh, thích được mọi người chú ý.
– Người bệnh có thể kêu khóc, cảm xúc hỗn độn, nói không chuẩn (không ăn nhập với chủ đề xung quanh), gào thét không rõ lý do, ý thức không bị rối loạn, hiếm gặp ý thức thu hẹp nhẹ.
– Thậm chí có trường hợp bệnh nhân bị ảo giác (thường là ảo thị – bệnh nhân nhìn thấy những hiện tượng không có từ bên ngoài…).
– Bệnh nhân rất dễ bị ám thị và tự ám thị (nhận thức không đúng về sự vật hiện tượng xảy ra). Có thể gặp rối loạn vận động như run, co giật, liệt chức năng.
– Rối loạn cảm giác, mất hoặc tăng cảm (kích thích nhỏ, bệnh nhân cảm nhận lớn hơn bình thường). Cảm giác đau và sơ đồ cảm giác da của cơ thể.
– Cảm giác nội tạng cũng bị rối loạn như đau bụng, đau ngực, đau vùng tim…
Điều trị bệnh hysteria như thế nào?
Căn bệnh này được điều trị bằng biện pháp tâm lý, thôi miên, tạo quan hệ tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân, cơn bệnh sẽ qua đi trong thời gian ngắn.
Trong một số trường hợp khó khăn hơn, có thể sử dụng benzodiazepin, sau đó dùng thuốc chống trầm cảm liều thấp ví dụ như elavil, hoặc các thuốc mới như prozac, remeron, sertralin.