1. Không ăn sáng
Bữa sáng là bữa ăn vô cùng quan trọng trong ngày, ảnh hưởng lớn đến tốc độ trao đổi chất, giảm nguy cơ hình thành mỡ thừa. Những người không ăn sáng thường có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa trưa và bữa tối, dễ gây dư thừa calo, tăng tích mỡ nội tạng.
2. Thường xuyên ăn đồ chiên, rán
Ăn đồ chiên, rán hàng ngày là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng dư thừa chất béo, làm tăng lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Mỡ tích tụ quanh gan và ruột, hình thành mỡ nội tạng. Nên hạn chế ăn thực phẩm chiên, rán, ưu tiên đồ hấp, luộc để giảm chỉ số mỡ nội tạng.
3. Ăn nhiều bánh, kẹo ngọt
Các loại bánh, kẹo ngọt chứa nhiều tinh bột và đường, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, gây tăng trữ lượng mỡ, tăng chỉ số mỡ nội tạng. Các thức uống chứa nhiều đường như nước ngọt, soda, trà sữa cũng gây tăng lượng chất béo, hình thành mỡ nội tạng, kéo theo tình trạng gan nhiễm mỡ.
4. Ăn ít đạm
Đạm là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp tăng tốc độ trao đổi chất, tăng chuyển hóa chất béo, ngăn ngừa mỡ thừa tích tụ. Ăn đủ đạm giúp no lâu, hạn chế nạp quá nhiều calo.
5. Lười uống nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình đốt cháy chất béo của cơ thể. Nạp đủ ít nhất hai lít nước mỗi ngày giúp giảm cảm giác thèm ăn, đẩy nhanh quá trình giảm mỡ nội tạng.