75 lượt xem Thứ Năm, 02/11/23 9:15 Sáng Nguyễn Võ Xuân Quyên

Tràn lan hội nhóm “rủ” người khác tự tử trên mạng

Thay vì động viên nhau thoát khỏi căng thẳng hay trầm cảm, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều hội nhóm với số lượng hàng chục ngàn thành viên cùng chia sẻ những thông tin tiêu cực, thậm chí xúi giục, rủ rê, hướng dẫn các hình thức tự tử.

Những hội nhóm khuyến khích người khác tự tử trên mạng

Các hội nhóm này hình thành và lấy nhiều tên gọi như: “Hội những người muốn tự tử”, “Hội những người tìm cách tự tử không đau”, “Hội những người chán ghét cuộc sống, muốn tự tử”, “Hội những người muốn tự tử sau khi biết điểm thi”…

Mặc dù được ghi rõ thông tin nhóm tự tử không hẳn là để tự tử mà đặt tên nhóm thế này để nhắm vào những người có ý định tự tử, để chia sẻ nỗi buồn và lo âu, giải tỏa áp lực, nhưng sau khi có bài viết được đăng tải, thay vì động viên, nhiều người lại “nhảy vào” xúi giục những chủ nhân các bài viết tìm đến cái chết.

Mạng xã hội xuất hiện nhiều hội nhóm mang nội dung xúi giục nhau tự tử
Mạng xã hội xuất hiện nhiều hội nhóm mang nội dung xúi giục nhau tự tử

Các bài viết được đăng tải với nội dung chủ yếu chia sẻ về những hoàn cảnh khó khăn mình gặp phải như: gia đình bị phá sản, ngoại hình không như mong muốn, trầm cảm trong thời gian dài, điểm thi thấp, bị cô lập trong lớp học…, đang chán nản lại bị “chỉ dạy” nên dễ có hành vi làm hại bản thân hơn.

Nhiều tài khoản còn xúi giục cụ thể những cách tự tử như: sử dụng các loại thuốc độc, uống thuốc quá liều, thậm chí tác động hành vi để nhanh chết.

Một bài viết của tài khoản T.D. đăng tải trên nhóm “Hội những người muốn tự tử” với hơn 117.000 thành viên với nội dung tìm đến cái chết êm nhẹ, không gây ra đau đớn. Dưới bài viết có đến hàng trăm bình luận của nhiều người khuyến khích tìm đến cái chết từ việc dùng thuốc, xúi giục thực hiện hành vi nguy hiểm. Thậm chí, nhiều tài khoản còn bán cả các loại… chất độc.

Xem thêm >> Nữ sinh lớp 8 nói không đi học nữa vì nhà trường không công bằng

Cha mẹ ngỡ ngàng trước những hội nhóm xúi giục, khuyến khích người khác tự tử trên mạng

Những năm gây, mạng xã hội bùng nổ, phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh việc mang lại nhiều tiện ích, giúp mọi người có thể giao tiếp, kết nối với nhau nhiều hơn thì mạng xã hội cũng có thể gây ra nhiều tác động ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất, tinh thần của người dùng.

Thật đáng lo ngại khi thời gian gần đây, trên không gian mạng lại tiếp tục xuất hiện nhiều hội nhóm kín thường xuyên chia sẻ thông tin tiêu cực, muốn tự tử thậm chí rủ nhau tìm cách kết thúc cuộc đời. Những hội nhóm này thu hút hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn thành viên tham gia, hoạt động dưới hình thức công khai hoặc nhóm kín. Trong số này đa phần là tuổi vị thành niên…

Mặc dù “tiêu đề” được ghi rõ nội dung: “Nhóm không hẳn là để tự tử mà đặt tên nhóm thế này để nhắm vào những người có ý định tự tử, để chia sẻ nỗi buồn và lo âu, giải tỏa áp lực…”, nhưng sau khi có bài viết được đăng tải thay vì động viên, nhiều người lại “xúi giục” những chủ nhân các bài viết tìm đến cái chết. Thậm chí còn xúi giục cụ thể cách tự tử như uống thuốc quá liều, uống thuốc độc hay hướng dẫn cách để chết nhanh, không gây đau đớn.

Thông tin đăng tải trên nhóm “Hội những người muốn tự tử” trên mạng xã hội.
Thông tin đăng tải trên nhóm “Hội những người muốn tự tử” trên mạng xã hội.

Anh Nguyễn Đỗ Hải (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) có con gái 11 tuổi và 9 tuổi cho biết, bản thân không khỏi lo lắng, ngỡ ngàng trước những thông tin một số hội nhóm xúi giục, khuyến khích người khác tự tử, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, sức khoẻ, thậm chí tính mạng, trên mạng xã hội.

Điều lo lắng của tôi cũng như nhiều phụ huynh khác là có khi sợ ngày nghỉ mình đi làm, các con ở nhà tự mày mò những trang mạng phá cách, yêu đương sớm quá hay dễ bị chính những trang mạng xấu dẫn dụ học theo những điều tiêu cực như cãi cha mẹ, bỏ nhà đi, xúi nhau hút thuốc lá điện tử, chất độc kích thích, bóng cười… Trẻ vị thành niên đến tuổi thay đổi tính cách nếu không được giáo dục cẩn thận rất dễ bị sa ngã, học làm theo“, anh Hải chia sẻ.

Cùng chung nỗi lo như anh Hải, chị Lê Thuý (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con đang học cấp 2 cũng không khỏi lo lắng khi các con đã ở tuổi dậy thì, tích cách thay đổi, thậm chí có lúc sống khép kín, thích làm theo ý mình.

Tôi không quát mắng gì con mà tìm cách nói chuyện trực tiếp với con có gì chia sẻ thẳng thắn cho mẹ. Trên mạng xã hội bên cạnh thông tin tốt có không ít tin xấu. Tôi cũng kiểm soát thời gian của con bằng cách dùng phần mềm điện thoại truy vào lịch sử con đã xem những gì. Từ đó mình sẽ có phương án phù hợp giáo dục con cái, tránh con sa ngã hay bức bách chuyện gì nhưng không dám chia sẻ với ai“, chị Thuý nói.

Xuân Quyên (tổng hợp)

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *