Đó là cuốn sách chia sẻ về mô hình nông nghiệp xanh tuần hoàn vô cùng thú vị của Lê Minh Vương, Giám đốc dự án nông nghiệp tuần hoàn GC PLUS
Cuốn sách là những kiến thức thực tế của Lê Minh Vương chia sẻ về cách làm nông nghiệp hữu cơ từ những trải nghiệm thực tế tại trang trại Nắng và Gió (Ninh Thuận)
Mang kinh nghiệm đời thật vào trang sách
Minh Vương cho biết cuốn sách là tâm huyết và kinh nghiệm thực tế của tôi sau bao nhiêu năm gắn bó với nông nghiệp hữu cơ từ mô hình trùn quế đến nông nghiệp tuần hoàn. Tôi muốn mang kiến thức và kinh nghiệm thực tế mình có được để chia sẻ, hướng dẫn bà con những người làm nông nghiệp để cùng nhau phát triển.
Cuốn sách hướng dẫn cụ thể người nông dân cách làm phân trùn quế, trồng cây hữu cơ cho đến tạo ra những chế phẩm sinh học khắc chế sâu bọ…
Kinh tế thẳng (hay kinh tế tuyến tính) là khái niệm được sử dụng trong các nền kinh tế trước đây. Nền kinh tế này vận hành như một dòng chảy, biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên thành vật liệu và sản phẩm cơ bản rồi bán ra thông qua một loạt bước tạo thêm giá trị gia tăng, theo xu hướng bán được càng nhiều càng tốt.
Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.
Những kinh nghiệm và câu chuyện trong cuốn sách được đúc kết từ trang trại Nắng và Gió có diện tích hơn 150ha chuyên sản xuất các loại nông sản trái cây đạt tiêu chuẩn quốc tế Global GAP như: Nho, táo, ổi, dưa lưới, nha đam, rau củ … và mảng chăn nuôi khép kín tại Ninh Thuận.
Từ đó cho ra được mô hình sản xuất nông nghiệp mới mang đậm giá trị khác biệt của công ty đó là Mô hình nông nghiệp khép kín trong chuổi giá trị sản xuất của mình.
Đồng thời kết hợp mảng du lịch sinh thái trải nghiệm nông nghiệp tuần hoàn cho tất cả các đối tượng có nhu cầu.
Cuốn sách chia sẻ rất chi tiết về các hạng mục mô hình nông nghiệp tuần hoàn tại trang trại Nắng và Gió.
Vườn táo, nho, ổi, dưa lưới, nha đam được canh tác theo tiêu chuẩn Global GAP theo quy trình nghiêm ngặt, đồng thời ứng dụng các phương pháp tự nhiên để cải tạo đất như trồng đậu xanh xen các vườn cây, trồng cỏ Vetiver để cải tạo đất và tạo sinh khối … để cho ra sản phẩm chất lượng thượng hạng nhất.
Ao chứa nước dự trữ để cung cấp nước tưới và sẽ triển khai nuôi cá, thủy sản và đồng thời kết hợp làm cảnh quan phát triển Farm Stay du lịch tại trang trại.
Các chuồng nuôi bò theo quy mô công nghiệp có nhật ký canh tác chăm sóc cho từng con và đóng khoen tai để kiểm soát, nguồn phân bò được tận dụng để xử lý vỏ lá nha đam tạo ra 1 loại phân đặc sắc của Farm là phân bò nha đam ủ hoai để cung cấp trồng cho nho, táo, ổi …
Mô hình nuôi trùn quế tận dụng nguồn phân bò sẵn có để xử lý làm phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ trở lại cho farm cũng như thương mại.
Thực phẩm hạnh phúc được làm ra từ những con người hạnh phúc
“Ngoài ra chúng tôi còn tận dụng các nguồn phụ phế phẩm trái cây hư để chế biến làm Vi sinh vật bản địa hóa IMO4 để ủ phân, xử lý mùi, nuôi trùn quế… Đây chính là mảng giá trị gia tăng giúp nâng tầm thương hiệu và uy tín mà doanh nghiệp đã ứng dụng những giải pháp an toàn và thân thiên với môi trường, tôn trọng thiên nhiên và sức khỏe người tiêu dùng cũng như người lao động.
Từ đó tạo ra nguồn thực phẩm xanh sạch an toàn. Thực phẩm hạnh phúc được làm ra từ những con người hạnh phúc. Thực phẩm hạnh phúc sẽ tạo ra cuộc sống hạnh phúc!” Minh Vương chia sẻ.
Mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp tuần hoàn cho nhiều du khách có nhu cầu đến tham quan và học tập thực tế và ứng dụng cho mô hình nông nghiệp mà mình đang phát triển tại chính gia đình và nông trại của chính họ.
Mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức cá nhân sẽ có đường lối chính sách phát triển nông nghiệp tuần hoàn ứng dụng khác nhau và nông nghiệp là một lĩnh vực rất rộng lớn, vì vậy nên quyển sách này là nguồn tài liệu tham khảo bé nhỏ để chúng ta đúc kết các kinh ngiệm thực chiến và phù hợp với các điều kiện đặc thù của mình.
Cuốn sách đúc kết kinh nghiệm và tư duy logic khi vận dụng các kiến thức thực tế với mô hình kinh doanh, sản xuất nông nghiệp thực tiễn tại địa phương.
My My