Chưa đầy 2 ngày đăng tải, đoạn clip quay lại một bộ sưu tập (BST) thời trang trình diễn trong buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp của sinh viên đã thu hút hơn 4 triệu lượt xem.
Rất nhiều bình luận “có cánh” phía dưới đoạn clip dành cho BST này: “Lần đầu tiên thấy đồ án tốt nghiệp chất lượng như vậy, dù dễ thương nhưng vẫn “ngầu””, “Tưởng không đẹp mà đẹp không tưởng”, “Không nghĩ sinh viên có thể thiết kế “đỉnh” như vậy luôn”,…
- Bi hài thói quen chi tiêu trái ngược của giới trẻ Hàn Quốc thời nay
- Bài phát biểu “Hãy đi về nhà và mang bằng về cho mẹ”
- Phụ huynh lo con bị trù dập vì không đi học thêm
- Học cao đẳng lương vẫn chục triệu/tháng, lấy nỗ lực bù bằng cấp
- Trường Đại học Mở TP.HCM bất ngờ di dời cơ sở, sinh viên hoang mang
“TUI ICONIC có nghĩa là “Tui và bạn, ai trong chúng ta cũng từng là con nít”. Đa số mọi người đều phải gồng mình để trưởng thành mà vô tình quên mất “đứa trẻ” bên trong. Qua BST này, em muốn mọi hãy thoải mái thể hiện tính cách và chăm sóc “đứa trẻ tâm hồn” của mình” – Tú Nghi chia sẻ.

BST gồm 25 bộ trang phục trên bản vẽ sketch, trong đó 4 bộ có mẫu thật trình diễn tại buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp diễn ra ngày 22-8. Nghi cho biết 4 bộ trang phục đại diện cho 4 cảm xúc của một đứa trẻ: vui, buồn, cô đơn và giận dữ.
Nữ sinh Gen Z đã kết hợp thế mạnh trong việc sử dụng màu sắc và đam mê gấu bông của mình để trình làng “đứa trẻ tâm hồn” bằng ngôn ngữ thời trang ấn tượng. Nghi dùng 2 tháng tập trung cho việc lên ý tưởng, 2 tháng thiết kế thử nghiệm và lên mẫu thật.

Chia sẻ về kinh phí, Nghi cho biết tùy vào từng BST mà nhà thiết kế sẽ có mức đầu khác nhau. Chất lượng của BST không nằm ở số tiền bỏ ra mà nằm ở việc đầu tư ý tưởng và tay nghề nhà thiết kế. Nghi tâm sự đây không phải là BST thời trang đầu tiên nhưng là BST cuối cùng đánh dấu bước đường học tập của em ở Trường ĐH Văn Lang, vì thế em đã đầu tư rất nhiều công sức và tâm huyết.
“Mỗi BST trong mùa tốt nghiệp là màu sắc cá nhân sinh viên. Ban đầu em hơi lo lắng nhưng thấy phản ứng của thầy cô và bạn bè, em có thêm động lực và cảm thấy tự hào về nỗ lực của bản thân trong thời gian qua” – Tú Nghi hào hứng chia sẻ.

Trong quá trình học tập tại trường ĐH, nhà thiết kế trẻ đã xây dựng một thương hiệu thời trang riêng cho mình. “Việc có một thương hiệu riêng không chỉ giúp em trau dồi tay nghề thiết kế mà còn giúp em có thêm các kỹ năng như giao tiếp, lên kế hoạch và tính toán chiến lược trong vận hành kinh doanh” – Nghi chia sẻ thêm.
TIN HOT >>Cảnh giác với ứng dụng AI tạo ảnh phong cách anime
Theo NLD