• Trang chủ
  • Ăn gì?
  • Bánh chim gâu – thức quà độc đáo của người dân Yên Bái
47 lượt xem Thứ Sáu, 17/11/23 4:19 Chiều Nguyễn Võ Xuân Quyên

Bánh chim gâu – thức quà độc đáo của người dân Yên Bái

Bánh chim gâu - thức quà độc đáo của người dân Yên Bái

Với vị thơm lừng của lá dứa, hương thơm ngào ngạt của gạo nếp mùa lúa mới khiến bánh chim gâu trở thành trở thành đặc sản níu chân du khách của người Dao và Cao Lan ở huyện Yên Bình, Yên Bái.

Bánh chim gâu ẩn chứa tình mẫu tử của người Cao Lan

Bánh chim gâu Yên Bái là một món không thiếu trong các ngày lễ, tết của người dân tộc Cao Lan. Không chỉ là món ăn dân dã để chống đói hằng ngày, người Cao Lan đặc biệt yêu thích món bánh này bởi nó còn mang ý nghĩa to lớn về tình mẫu tử.

Bánh chim gâu là loại bánh có vỏ bọc ngoài bằng lá dứa rừng, được đan rất tỉ mỉ thành hình con chim gâu (hay chim cu gáy).
Bánh chim gâu là loại bánh có vỏ bọc ngoài bằng lá dứa rừng, được đan rất tỉ mỉ thành hình con chim gâu (hay chim cu gáy).

Sự ra đời của bánh chim gâu gắn với truyền thuyết về nàng Slau Slam. Đó chính là một người con gái vừa đẹp người đẹp nết lại giỏi ca hát, khiến trai tráng trong bản ai ai cũng đem lòng yêu mến. Trước khi gả Slau Slam về nhà chồng, người anh đã căn dặn cô không được mở miệng khi về nhà chồng.

Vì nghe theo lời của anh trai, nhà chồng Slau Slam đã ghét bỏ và đuổi cô trở về. Trên đường về, cô nhìn thấy một con chim gâu chết ở rìa đường với cái diều căng cứng đầy thóc, gạo. Cách đó không xa là tiếng kêu yếu ớt của chim non trong bụi dứa rừng, nàng mới nhận ra được lý do chim mẹ chết. Rơi lệ trước tình mẫu tử thiêng liêng của chim mẹ và chim con, Slau Slam đã lấy thức ăn trong diều của chim mẹ mớm cho chim non, sau đó dùng lá dứa đan làm giỏ đưa chúng về nhà nuôi.

Món bánh không thể bỏ qua khi nhắc đến đặc sản Yên Bái.
Món bánh không thể bỏ qua khi nhắc đến đặc sản Yên Bái.

Những chiếc bánh chim gâu tựa hình cánh diều to lớn của chim mẹ, bao bọc che chở cho đàn con thể hiện sự yêu thương, biểu tượng về tình mẫu tử thiêng liêng cao cả, hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ.

Sự kết tinh từ những nguyên liệu giản đơn

Bánh chim gâu chính là sự kết tinh từ những nguyên liệu đơn giản nhưng cách chế biến lại đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận.

Để làm được bánh chim gâu Yên Bái, người Cao Lan phải lên rừng hay đồi cao để tìm lá dứa. Lá dứa rừng vốn là một vị thuốc chữa bệnh dạ dày, lá còn có mùi hương thoang thoảng, nên nếu dùng lá gói sẽ tạo ra được vị thơm ngon cho bánh, lại vừa chữa được bệnh. Nguyên liệu chính để làm nên bánh chim gâu Yên bái chính là gạo nếp, mà phải còn là loại ngon nhất.

Dưới đôi bàn tay khéo léo của người làm thì mỗi chiếc lá dứa rừng sẽ được uốn, đan thành hình con chim cu gáy rồi sau đó sẽ nhồi gạo nếp vào trong đến khi đầy thì đan kín lại rồi đem đi luộc.
Dưới đôi bàn tay khéo léo của người làm thì mỗi chiếc lá dứa rừng sẽ được uốn, đan thành hình con chim cu gáy rồi sau đó sẽ nhồi gạo nếp vào trong đến khi đầy thì đan kín lại rồi đem đi luộc.

Lá dứa khi được mang về sẽ đem đi rửa sạch, lau khô, tước bỏ phần gai, chẻ thân cứng để lá mềm dễ gói hơn. Gạo nếp sẽ được đem vo sạch, để ráo nước rồi trộn thêm ít muối để tạo vị đậm đà cho bánh. Ngày nay, người ta còn dùng thêm cả nhân đậu xanh và thịt để tạo thêm thơm, ngậy cho bánh chim gâu Yên Bái nữa đấy.

Xem thêm >> Bánh giò bầu – đặc sản lạ miệng chỉ có ở Lạng Sơn

Để có được một chiếc bánh chim gâu Yên Bái vừa ngon vừa đẹp, thì người phụ nữ Cao Lan phải thực sự khéo léo. Người gói đan lá dứa rừng lại thành hình con chim gâu, sau đó thì nhồi gạo nếp vào trong lá, gói lại và mang đi luộc, và quan trọng là trong suốt quá trình phải để bánh ngập trong nước. Bánh sẽ chín sau khoảng 1 tiếng, khi bánh chín thì vớt ra, để ráo nước và cắt đôi bánh rồi thưởng thức.

Để có một nồi bánh ngon thì trong suốt quá trình nấu, lửa phải đều và giữ chiếc bánh luôn ngập trong nước. Bánh sẽ chín sau khoảng 1 tiếng, sau đó vớt ra, để cho ráo nước và cắt đôi bánh ra để thưởng thức.
Để có một nồi bánh ngon thì trong suốt quá trình nấu, lửa phải đều và giữ chiếc bánh luôn ngập trong nước. Bánh sẽ chín sau khoảng 1 tiếng, sau đó vớt ra, để cho ráo nước và cắt đôi bánh ra để thưởng thức.

Bánh chim gâu khi ăn có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa kết hợp với gạo nếp mềm dẻo, nhân đỗ bùi bùi thêm chút béo ngậy của thịt lợn. Người dân hay mang bánh chim gâu khi đi làm nương rẫy hay làm đồ ăn cho trẻ đến trường.

Những chiếc bánh chim gâu chính là cầu nối thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của những người trong gia đình với nhau. Vì thế, nếu có dịp ghé qua Mãn Hóa (xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) nhất định bạn nên một lần trải nghiệm làm và thưởng thức món bánh này.

Xuân Quyên (tổng hợp)

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *